Cuộc sống Baba Vanga

Vanga sinh ra ở Strumica, sinh sống ở đế quốc Ottoman, sau đó tới sống ở vương quốc Bulgaria, vương quốc Nam Tư, và trở lại sống ở Bulgaria, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa liên bang Nam Tư và cuối cùng sống ở Cộng hoà Macedonia. Trong suốt cuộc sáp nhập Bulgaria lần thứ hai (1941-1944) bà đã chuyển tới Petrich, (tiếp đó cho tới sau này sống ở Bulgaria). Khi sinh ra, bà là một đứa trẻ sinh thiếu tháng và gặp nhiều đau khổ với những biến chứng về sức khoẻ. Theo truyền thống của địa phương, những đứa trẻ như thế sẽ không được đặt tên cho đến lúc có khả năng sống sót. Sau khi đứa trẻ này cất tiếng khóc chào đời đầu tiên, một bà đỡ đã ra ngoài phố và yêu cầu một người lạ cho một cái tên. Người lạ đó đã đề xuất một cái tên là Andromaha, nhưng nó đã không được chấp nhận bởi nó mang tính chất "quá Hy Lạp", bởi vậy lời đề xuất của người thứ hai, Vangelia (tiếng Hy Lạp: Βαγγελία, "báo trước một thông điệp tốt lành", từ các thành phần: "ευ-" có nghĩa là tốt và "άγγελος" có nghĩa là thông điệp), đã được chấp nhận, tuy cũng là một cái tên Hy Lạp nhưng phổ biến cho nhiều vùng miền.

Thời thơ ấu, Vangelia là một cô gái bình thường như bao bạn bè khác. Cha của bà đã bị gọi nhập ngũ vào quân đội Bulgaria trong suốt Thế chiến thứ nhất, và mẹ của bà mất khi bà còn khá trẻ, do đó bà sống cùng với những người hàng xóm trong một thời gian dài. Vanga rất thông minh, với đôi mắt xanh dương và mái tóc vàng óng. Khả năng của bà bắt đầu bộc lộ khi bà tự nghĩ ra và yêu thích trò chơi "chữa bệnh" (healing) – bà kê đơn một vài thảo dược cho bạn bè mình, những người sẽ đóng vai bị ốm. Cha của bà sau đó kết hôn với một người phụ nữ tốt, nhờ vậy mà bà có một người mẹ kế chăm sóc.

Một bước chuyển biến trong tiểu sử của Vanga là một câu chuyện về một cơn bão đã cuốn bà lên cao rồi hất rơi xuống một cánh đồng (tuyên bố này chưa được xác minh). Bà được tìm thấy sau một cuộc tìm kiếm dài, trong tình trạng vô cùng hoảng sợ còn mắt thì đầy cát và bụi khiến bà không thể mở mắt ra được. Các phương pháp cứu chữa đều không đem lại kết quả. Và bà đã không thể nhìn được từ đó.Năm 1925, Vanga được đưa đến ngôi nhà dành cho những người không may mắn vì mất thị giác (Blind House) ở thành phố Zemun (Serbia). Bà đã ở đây 3 năm, được dạy đọc chữ nổi (Braille), chơi piano, cũng như khâu vá, nấu nướng, và dọn dẹp.[2] Sau cái chết của người mẹ kế, bà trở về nhà để chăm sóc những đứa em nhỏ. Gia đình bà rất nghèo và bà phải làm việc cật lực suốt cả ngày.Năm 1939 Vanga mắc chứng viêm màng phổi mặc dù những năm gần đây sức khỏe của bà khá tốt. Nhiều bác sĩ cho rằng bà sẽ chết sớm nhưng thực tế thì bà đã hồi phục nhanh chóng.

Nhà của Vanga tại thành phố Petrich

Trong Thế chiến II Vanga được rất nhiều người tin theo – một số đến gặp bà với hy vọng nhận được những lời gợi ý về thân nhân của họ còn sống hay không, hoặc tìm ra nơi mà họ sẽ chết. Ngày mùng 8 tháng 4 năm 1942, vua Bulgari- Boris III đã đến gặp bà.

Ngày 10 tháng 5 năm 1942 Vanga cưới Dimitar Gushterov, một người sống ở gần Petrich, đã đến gặp bà để hỏi về kẻ đã sát hại anh trai mình, nhưng phải hứa với bà rằng sẽ không sát hại người này. Ngay trước đám cưới, Dimitar và Vanga chuyển đến Petrich, nơi mà bà sớm trở thành người được nhiều người biết đến. Dimitar sau đó phải gia nhập Quân đội Bulgari cho đến khi Bulgari sáp nhập Bắc Hy Lạp. Ông mắc một căn bệnh vào năm 1947, nghiện rượu, và cuối cùng chết vào ngày mùng 1 tháng 4 năm 1962.[3]

Vanga chết vào ngày 11 tháng 8 năm 1996. Tang lễ của bà với đông người tham dự trong đó có nhiều người có chức sắc cao.

Ngôi nhà ở Petrich của bà trở thành bảo tàng và mở cửa vào ngày 5 tháng 5 năm 2008.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Baba Vanga http://vanga.start.bg/ http://www.vanga.start.bg/ http://www.arts.ualberta.ca/SEEFA/FolkloricaVIII1.... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=990... http://www.sofiaecho.com/article/notes-from-histor... http://www.sofiaecho.com/article/prophetess-baba-v... http://www.osa.ceu.hu/files/holdings/300/8/3/text/... http://www.skeptik.net/extras/gorny1.htm http://www.peoples.ru/state/divinators/vanga/ http://www.tienphong.vn/the-gioi/xuat-hien-nha-tie...